Chương trình khung ngành Y sỹ

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

 

Tên ngành, nghề:                     Y sỹ

Mã ngành, nghề:                      5720302

Trình độ đào tạo:                     Trung cấp

Hình thức đào tạo:                            Chính quy tập trung

Đối tượng tuyển sinh:              Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

Thời gian đào tạo:                             2 năm

1. Mục tiêu đào tạo:

1.1. Mục tiêu chung:

Đào tạo người Y sỹ có kiến thức, kỹ năng chuyên môn y học ở trình độ trung cấp; làm nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại tuyến y tế cơ sở, các cơ sở y tế tư nhân; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm trước sức khỏe và tính mạng người bệnh; có đủ sức khỏe, không ngừng học tập để nâng cao trình độ.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

Có những kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp cơ bản về:

- Cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ thể con người.

- Sự tác động qua lại giữa môi trường sống và sức khỏe con người, các biện pháp duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.

- Những nguyên tắc cơ bản về chẩn đoán, điều trị và phòng một số bệnh thông thường. 

- Am hiểu được luật pháp, chính sách của Nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

- Thực hiện được việc thăm, khám và chữa một số bệnh, chứng bệnh thông thường.

- Phát hiện sớm và xử trí ban đầu các trường hợp cấp cứu tại tuyến y tế cơ sở.

- Làm được một số thủ thuật theo quy định của Bộ Y tế, chăm sóc bệnh nhân tại nhà và phục hồi chức năng tại cộng đồng.

- Chuyển tuyến trên kịp thời các bệnh vượt quá quy định và khả năng giải quyết ở tuyến y tế cơ sở.

- Tổ chức quản lý và thực hiện các chương trình y tế quốc gia, phát hiện dịch bệnh sớm, lập kế hoạch, triển khai thực hiện phòng bệnh và chống dịch.

- Truyền thông giáo dục sức khỏe; vận động cộng đồng cùng tham gia giải quyết những vấn đề sức khỏe ở tuyến y tế cơ sở.

- Quản lý Trạm Y tế xã.

- Thực hành nghề nghiệp theo luật pháp, tận tụy với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

- Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Được tuyển vào làm việc tại các cơ sở y tế của nhà nước hoặc y tế tư nhân theo quy chế tuyển dụng công chức và người lao động của nhà nước.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

- Số lượng môn học, mô đun: 35;

- Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 2.340 giờ;

- Khối lượng các môn học chung/ đại cương: 255 giờ;

- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 2.085 giờ;

- Khối lượng lý thuyết: 863 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1.477 giờ.

- Thời gian khóa học: 2 năm.

3. Nội dung chương trình:

 

Mã MH/MĐ/HP

Tên môn học, mô đun

Số tín chỉ

Thời gian học tập (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành/ thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận

I

Các môn học chung/ đại cương

14

255

108

147

CDD.YS01

Giáo dục Chính trị

5

75

55

20

CDD.YS02

Ngoại ngữ (Anh văn)

4

90

45

45

CDD.YS03

Tin học

3

60

30

30

CDD.YS04

Giáo dục thể chất (*)

1

30

4

26

CDD.YS05

Giáo dục Quốc phòng - An ninh (*)

1

30

4

26

CDD.YS06

Pháp luật

2

30

30

 

II

Các môn học, mô đun chuyên môn ngành, nghề

83

2.085

755

1.330

II.1

Môn học, mô đun cơ sở

23

420

260

160

CDD.YS07

Giải phẫu - Sinh lý

5

90

60

30

CDD.YS08

Vi sinh - Ký sinh trùng

2

30

30

 

CDD.YS09

Dược lý

3

60

30

30

CDD.YS10

Dinh dưỡng - Vệ sinh an toàn thực phẩm

2

30

30

 

CDD.YS11

Vệ sinh phòng bệnh

2

30

30

 

CDD.YS12

Kỹ năng giao tiếp - Giáo dục sức khỏe

2

30

20

10

CDD.YS13

Quản lý và Tổ chức Y tế

2

30

30

 

CDD.YS14

Điều dưỡng cơ bản và KTĐD

5

120

30

90

II.2

Môn học, mô đun chuyên môn ngành, nghề

36

585

495

90

CDD.YS15

Bệnh Nội khoa

5

75

75

 

CDD.YS16

Bệnh Ngoại khoa

4

60

60

 

CDD.YS17

Sức khỏe Trẻ em

5

75

75

 

CDD.YS18

Sức khỏe Sinh sản

5

90

60

30

CDD.YS19

Bệnh Truyền nhiễm, xã hội

5

75

75

 

CDD.YS20

Bệnh chuyên khoa

4

60

60

 

CDD.YS21

Y tế cộng đồng

3

60

30

30

CDD.YS22

Y học cổ truyền

3

60

30

30

CDD.YS23

Phục hồi chức năng

2

30

30

 

II.3

Thực tập cơ bản (Thực tập lâm sàng và cộng đồng)

24

1.080

0

1.080

CDD.YS24

Thực tập lâm sàng Điều dưỡng cơ bản và Kỹ thuật điều dưỡng

2

80

 

80

CDD.YS25

Thực tập lâm sàng Nội khoa vòng 1

1

80

 

80

CDD.YS26

Thực tập lâm sàng Ngoại khoa vòng 1

1

80

 

80

CDD.YS27

Thực tập lâm sàng Nhi khoa vòng 1

1

80

 

80

CDD.YS28

Thực tập lâm sàng Nội khoa vòng 2

2

80

 

80

CDD.YS29

Thực tập lâm sàng Ngoại khoa vòng 2

2

80

 

80

CDD.YS30

Thực tập lâm sàng Sản - Phụ khoa

2

80

 

80

CDD.YS31

Thực tập lâm sàng Nhi khoa vòng 2

2

80

 

80

CDD.YS32

Thực tập lâm sàng Truyền nhiễm

2

80

 

80

CDD.YS33

Thực tập lâm sàng Y học cổ truyền

2

80

 

80

CDD.YS34

Thực tập cộng đồng

2

80

 

80

CDD.YS35

Thực tập tốt nghiệp

5

200

 

200

Cộng (I + II):

97

2.340

863

1.477

(*) Chưa kể các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh.

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình:

Chương trình chi tiết môn học/ mô đun được Nhà trường xây dựng căn cứ Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng. Chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên mô hình bệnh tại địa phương, đặc điểm sự phát triển y tế và nhu cầu thực tế của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân.

Chương trình đào tạo Y sỹ được ban hành thực hiện tại Trường Cao đẳng Y tế Điện Biên có đào tạo Y sỹ. Chương trình gồm 97 tín chỉ. Trong đó có 14 tín chỉ các môn học chung và 83 tín chỉ các môn học ngành nghề.

4.1. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:

- Thực tập tại cộng đồng: 2 tuần

+ Thời gian: Học kỳ IV.

+ Địa điểm: Học sinh đi thực tập cả ngày tại các Trạm Y tế xã thuộc tỉnh Điện Biên.

- Thực tập tốt nghiệp: 5 tuần

+ Thời gian: Học kỳ IV.

+ Địa điểm: Học sinh đi thực tập cả ngày tại các Trạm Y tế xã thuộc tỉnh Điện Biên.

4.2. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun:

Căn cứ chương trình đào tạo Ban Giám hiệu chỉ đạo các Phòng/ khoa/ bộ môn phối hợp thực hiện. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy, thi kết thúc môn học/ học phần. Kế hoạch kiểm tra giám sát và đánh giá quá trình thực hiện thi, kiểm tra theo chương trình đào tạo, chức năng và nhiệm vụ được giao.

- Các học phần chỉ có lý thuyết hoặc có cả lý thuyết và thực hành: Điểm tổng hợp đánh giá học phần bao gồm: Điểm kiểm tra thường xuyên trong quá trình học tập, điểm đánh giá kiến thức, kỹ năng và năng lực tự chủ và trách nhiệm, điểm thi kết thúc học phần.

- Các học phần thực hành/ thực tập: sinh viên phải tham dự đầy đủ các bài thực hành. Việc kiểm tra, đánh giá được thực hiện theo yêu cầu của học phần.

- Đối với các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh: Cấp chứng chỉ nếu hoàn thành các yêu cầu của học phần.

4.3. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp:

Thực hiện theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp.

4.3.1. Nội dung thi tốt nghiệp: 3 nội dung.

a. Môn thi: Chính trị

- Hình thức thi: Thi viết.

- Thời gian làm bài: 90 phút.

- Nội dung thi tốt nghiệp môn chính trị là những kiến thức trong chương trình đào tạo Y sỹ.

- Tổ chức thi: Thi theo kế hoạch chung của kỳ thi tốt nghiệp.

b. Môn thi: Lý thuyết chuyên môn tổng hợp

- Hình thức thi: Thi viết.

- Thời gian làm bài: 150 - 180 phút.

- Nội dung đề thi là tổng hợp các môn học: 

+ Các môn học cơ sở: Giải phẫu - Sinh lý; Dược lý.

+ Các môn học chuyên môn: Bệnh Nội khoa; Bệnh Ngoại khoa; Sức khỏe sinh sản; Sức khỏe Trẻ em; Bệnh Truyền nhiễm, xã hội.

c. Môn thi: Thực hành nghề nghiệp

Học sinh thực hiện các kỹ năng khám bệnh, phát hiện triệu chứng bệnh, làm bệnh án cụ thể trên người bệnh tại các khoa của Bệnh viện Đa khoa tỉnh; trình bày bệnh án trước bàn giáo viên chấm thi.

4.3.2. Xét công nhận tốt nghiệp:

Học sinh được công nhận tốt nghiệp khi đủ các điều kiện sau:

- Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp, học sinh không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Hoàn thành đủ số môn học quy định trong chương trình, không có môn học bị điểm dưới 5,0;

- Có các Chứng chỉ Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất;

- Kết quả các môn thi tốt nghiệp đạt từ 5,0 điểm trở lên.

Căn cứ đề nghị của Hội đồng thi tốt nghiệp, Hiệu trưởng ký quyết định công nhận tốt nghiệp cho những học sinh đủ các điều kiện theo quy định.